​10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho bé


Dinh dưỡng hợp lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của bé, giúp bé tăng sức đề kháng phòng chống các loại bệnh tật. Bổ sung dưỡng chất cần thiết một cách hợp lý sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.


dinh dưỡng hợp lý cho bé

Bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện

Để bé có một cơ thể khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho bé một cách hợp lý. 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị những bữa ăn đa dạng, đảm bảo đủ dinh dưỡng, an toàn cho cho bé.
A. Các lưu ý khi làm thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

1. Ăn dặm kiểu Nhật với đầy đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng

Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ các nhóm chất để cơ thể phát triển toàn diện. Theo các
chuyên gia dinh dưỡng, không một loại thực phẩm nào có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy, khi chế biến thực phẩm cho bé hàng ngày, mẹ cần phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món ăn để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng phức tạp của cơ thể bé. Mỗi ngày bé cần ăn uống kết hợp đầy đủ các nhóm chất: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.


2. Thực đơn ăn dặm cho bé phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ

Thức ăn giàu đạm động vật gồm có: thịt, trứng, cá, sữa, tôm, cua, ếch và các loại thuỷ sản. Nguồn đạm động vật có nhiều axit amin cần thiết và không thay thế được ở tỷ lệ cân đối nên có giá trị sinh học cao. Các thức ăn thực vật giàu đạm như các loại đậu đỗ thường có ít hoặc không có cholesterol. Trong khẩu phần ăn cần tối thiểu là 1/2 đạm/tổng số là đạm động vật. Tôm, cua, cá là nguồn chất đạm quý, có đủ các axit amin cần thiết. Mỡ cá có nhiều vitamin A, D; ngoài ra còn có nhiều axit béo chưa no cần thiết và ít cholesterol. Cá, nhất là cá biển có nhiều chất khoáng quan trọng, mỗi tuần mẹ nên cho bé ăn từ 2 -3 bữa cá để đảm bảo nguồn dinh dưỡng này.


3. Ăn dặm kiểu Nhật phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng, lạc

Vừng, lạc là thực phẩm giàu chất béo và cũng giàu cả chất đạm. Chất béo của vừng, lạc có chứa nhiều axit béo không no oleic, linoleic và ít cholesterol. Vừng, lạc còn có nhiều vitamin nhóm B. Khi ăn phối hợp chất béo thực vật (dầu, vừng, lạc) với chất béo động vật (mỡ, bơ) tạo nên sự hỗ trợ, cân đối trong cấu trúc bữa ăn. Mẹ nên chế biến các món ăn từ vừng lạc vào các bữa ăn của bé, để bổ sung thêm nguồn chất béo có lợi này.


4. Nên sử dụng muối lốt, không ăn mặn khi cho bé ăn dặm

Iốt rất cần cho cơ thể, nhất là phòng bệnh bướu cổ. Chỉ cần sử dụng muối Iốt trong chế biến thức ăn hàng ngày là đủ đáp ứng nhu cầu Iốt cho cơ thể.
Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe kể cả người lớn và trẻ nhỏ, ăn mặn dễ bị các bệnh về thận, loãng xương hay hen suyễn. Vì vậy, mẹ cần hạn chế muối trong các bữa ăn cho bé. Các bé dưới 1 tuổi hoàn toàn không cần đến gia vị muối mắm, từ 1 đến 3 tuổi ăn bằng ½ lượng của người lớn, từ 3 tuổi đổ lên mới ăn như người lớn. Theo khuyến cáo, nhu cầu muối của cơ thể chỉ cần dưới 5gam mỗi ngày.

5. Cần ăn rau, quả hàng ngày

Trong rau, quả có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Rau, quả kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa (rau mùi, hành, tỏi...) chống táo bón và thải chất độc, tống cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hóa. Một số loại rau, nhất là rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật quý như hành, tỏi, tía tô... Đối với trẻ nhỏ cần lượng rau quả khoảng từ 100 – 200g/ ngày, mẹ nên chú ý bổ sung rau củ xen kẽ, đủ lượng giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển toàn diện.
6. Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm
Lựa chọn những nguồn thực phẩm an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Thực phẩm tươi sạch, không chứa các chất bảo quản và các chất độc hại, không mang cá mềm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cần chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách để không gây ngộ độc và giữ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

7. Uống đủ nước trong các bữa ăn dặm

Nước chiếm khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể người trưởng thành, ở trẻ em lượng nước chiếm 2/3 trọng lượng và là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. Hàng ngày cơ thể cần được cung cấp khoảng 2.500ml, trong đó qua nước uống khoảng 1.000-1.500ml, số còn lại là nước được cung cấp từ thức ăn. Bổ sung nước thường xuyên vào cơ thể giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, hạn chế các loại nước có ga, nước ngọt ưu tiên các loại nước trái cây cho bé.

8. Ăn bổ sung hợp lý theo thực đơn ăn dặm và kết hợp cho bé bú đến 24 tháng

Từ 6 tháng dù mẹ vẫn còn đủ sữa cũng phải cho trẻ ăn thức ăn bổ sung, vì đến thời điểm đó sữa mẹ không đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ. Nên cai sữa cho trẻ khi trẻ khỏe và thời tiết mát mẻ sau khi trẻ được 24 tháng. Không cai sữa cho trẻ 12 tháng.


B. Thực đơn ăn dặm cho bé thế nào là hợp lí

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho cả tuần cho trẻ

Để đảm bảo bé nạp đủ dưỡng chất cho bé phát triển mẹ cần lên lịch ăn dặm cho bé trước để chủ động trong việc chế biến bảo quản.

Bảng gợi ý của các chuyên gia về ăn dặm cho bé

Giờ
Thứ 2, 4
Thứ 3, 5
Thứ 6, Chủ nhật
Thứ 7
6h
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
9h
Bột thịt lợn:
Thịt lợn nạc: 10g
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột thịt gà:
Thịt gà: 10g
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột sữa:
Sữa bột: 3 thìa
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột trứng:
Trứng gà: 1/2 quả (lòng đỏ)
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
10h
Chuối-tiêu:1/3quả
Đu đủ: 50g
Hồng-xiêm:1/3quả
Xoài: 50g
11h
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
14h
Bột sữa:
Sữa bột: 3 thìa
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột thịt lợn:
Thịt lợn nạc: 10g
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột thịt gà:
Thịt gà: 10g
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột sữa:
Sữa bột: 3 thìa
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
16h
Nước cam *
Nước cam *
Nước cam *
Nước cam *
18h
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

Bảng thực đơn của các chuyên gia trong Tp. HCM 

Thứ
7giờ 30 sáng
11giờ 30
16giờ 30
Hai
Bột dậu – bí đỏ
Bột thịt heo, rau dền
Bột cá bí xanh
Ba
Bột Risolac-Bắp cải
Bột cá cà rốt
Bột gan rau dền
Cháo sườn, trứng (lòng đỏ)
Bột trứng, rau muống
Cháo gà nấm rơm
Năm
Bột sữa cà rốt
Bột tôm bí đỏ
Cháo óc heo, đậu Hà lan
Sáu
Bột Risolac
Bột cua rau mồng tơi
Cháo đậu xanh, khoai lang bí
Bảy
Bột khoai tây tán với sữa
Bột tàu hũ rau ngót
Bột đậu phộng rau mồng tơi
Chủ Nhật
Bột sữa bông cải
Bột thịt bò rau dền
Bột thịt heo, rau xà lách


Với kinh nghiệm hơn  3 năm trên thị trường bán các sản phẩm cho mẹ và bé, Beaba luôn đặt chất lượng và giá rẻ cho những người tiêu dùng. Với phương châm Thay mẹ hiểu bé , Beaba luôn luôn khiến mọi khách hàng hài lòng về sản phẩm. Vậy tại sao các bậc phụ huynh không lựa chọn đến với chúng tôi để bé được chăm sóc kĩ càng hơn

Beaba luôn đem đến món ăn trọn vẹn cho bé


Nhận xét