Nên hay không nên cho bé ăn gì trong quá trình ăn dặm mà các bậc phụ huynh nên biết


Ăn dặm là giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Ở giai đoạn này, bé sẽ được làm quen với nhiều món ăn khác bên cạnh sữa mẹ, nhờ đó cơ thể được hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng và lớn nhanh khoẻ mạnh hơn. Trong số vô vàn các loại thực phẩm, mẹ cần tỉnh táo lựa chọn đúng những loại bé có thể ăn được và thích hợp với thể chất của bé trong thời điểm này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ thông tin về những thực phẩm nên và không nên dùng cho bé ăn dặm.

I. Những món nên ăn dặm cho bé

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu cho ăn dặm, chủ yếu là ăn bột, cháo hoặc thức ăn xay nhuyễn để đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

1. Thịt cá

Thịt là nguồn protein chất lượng cao, chứa đủ nồng độ của tất cả các axit amin thiết yếu (histidin ; isoleucine; leucine; methionin; phenylalanine; threonine…), là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho không chỉ người lớn mà còn cả trẻ em, trong đó có thịt lớn là một trong những nguồn vitamin B chính để tạo hồng cầu. Thịt bò lại cung cấp chất sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12, tốt cho hệ miễn dịch của bé, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu. Thịt lợn và thịt bò là 2 loại chủ yếu dùng cho bé bắt đầu ăn dặm.





Cá là loại thực phẩm có hàm lượng khoáng chất, vitamin và protein vô cùng phong phú và rất dễ hấp thụ, tốt cho sức khỏe con người đặc biệt là tốt hệ tiêu hóa và tim mạch. Đặc biệt lượng canxi có ở trong một số loại cá như cá hồi, cá nục, cá thu... rất tốt cho hệ xương. Omega – 3 có trong cá là thành phần đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển não bộ ở trẻ nhỏ.

2. Trứng


Lòng đỏ trứng rất dễ tiêu hóa nhất là với trẻ nhỏ. Trứng còn cung cấp nhiều khoáng chất như kẽm, sắt và selenium giúp tăng cường hệ miễn dịch. Lòng trắng trứng giàu protein và kali, giúp các tế bào và các cơ quan hoạt động hiệu quả. Cholesterol và choline có trong lòng đỏ trứng giúp bé phát triển trí não.




3. Rau củ quả và trái cây


Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm cũ là cho con ăn nhiều thịt cá vì nghĩ rằng con mình sẽ lớn nhanh và hấp thụ được nhiều chất hơn. Tuy nhiên quan niệm này chỉ dẫn đến khiến con bị béo phì, khó tiêu hoá, thậm chí là hệ miễn dịch bị suy yếu. Cha mẹ cần cho con ăn kết hợp cả rau củ quả để cung cấp chất xơ cho hệ tiêu hoá. Hơn nữa một số vitamin như C, D không có nhiều trong thịt cá như trái cây rất cần thiết với sự phát triển của bé.




II. Những món ăn không cho bé ăn dặm

Thực phẩm rất đa dạng nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với bé ăn dặm thời kỳ đầu vì hệ tiêu hoá còn rất non yếu. Các loại thực phẩm sau đây mẹ không nên cho bé ăn

1. Gạo


Gạo chứa rất nhiều tinh bột, carbohydrate tốt cho cơ thể bé. Tuy nhiên, nếu cho bé ăn gạo sớm thì phải nghiền thành bột vì để nguyên hạt bé sẽ có nguy cơ bị hóc. Mẹ cũng chỉ nên sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không được trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn vì có gluten), hạt sen, đậu xanh vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và khó tiêu. Chỉ khi trẻ trên 1 tuổi mới áp dụng đa dạng thực đơn như súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa, bánh mỳ nhúng sữa… để trẻ hào hứng với bữa ăn hơn.



2. Mật ong


Theo quan niệm truyền thống của nhiều bà mẹ thì dùng mật ong để rơ miệng hoặc cho trẻ uống để trị ho, táo bón… Tuy nhiên, trong quá trình ong chọn phấn hoa làm mật, có thể mang phải phấn hoa bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum, khiến mật ong bị nhiễm khuẩn rất độc đối với hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện của bé. Triệu chứng bé bị trúng độc do mật ong như xuất hiện táo bón 1 – 3 tuần, sau đó bé bị liệt cơ, tiếng khóc yếu, bú kém kèm theo khó thở.



Chỉ khi nào bé đủ 1 tuổi trở lên mẹ mới được phép cho bé dùng mật ong. Khi cho bé dùng mật ong, mẹ nên pha với nước ấm để cơ thể dễ hấp thụ hơn, ngoài ra cho bé uống vài thìa nước trước 15 phút sẽ mang lại nhiều công dụng hơn.

3. Nước

Mỗi độ tuổi, cơ thể sẽ cần hấp thụ một lượng nước khác nhau. Các bậc cha mẹ cần quan sát cơ thể bé ở mỗi thời kỳ để cho bé uống đủ nước, tránh dư thừa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Bé dưới 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm thời gian đầu không cần uống nước vì nước có trong sữa mẹ đã đủ. Khi bé trên một tuổi thì điều chỉnh lượng nước tùy theo nhu cầu vận động và cân nặng của bé.


4. Sữa bò


Trẻ bắt đầu ăn dặm dưới 1 tuổi không thể tiêu hóa sữa bò một cách dễ dàng và trọn vẹn như sữa công thức vì hàm lượng protein và muối khoáng cao có thể trở thành gánh nặng cho thận chưa trưởng thành ở trẻ nhỏ.




Hơn nữa hàm lượng sắt, vitamin C và một số chất dinh dưỡng khác trong sữa bò cũng không đáp ứng được nhu cầu của bé thậm chí có thể gây thiếu máu thiếu sắt vì protein của nó có thể kích thích lớp niêm mạc dạ dày và ruột, làm mất một lượng máu nhỏ vào phân. Khi bé được 1 tuổi mới có thể dùng sữa bò nguyên kem kết hợp với chế độ ăn dặm cân đối.


Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang chủ của chúng tôi hoặc gọi điện tới hotline: 0974375694 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc của bạn .

Nhận xét