Bé 3 tháng tuổi các mẹ có nên cho ăn dặm?

Ăn dặm là một trong những cột mốc của bé trong 1-2 năm đầu tiên giúp cho bé tập ăn các loại chất khác. Chọn đúng thời điểm cho bé ăn dặm sẽ giúp bé có thói quen ăn uống lành mạnh, và giúp phát triển thể chất cũng như về tinh thần được tốt hơn.

3 tháng tuổi là thời điểm quá sớm để trẻ ăn dặm
Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là khi nào? Trẻ mấy tháng tuổi thì bắt đầu ăn dặm? Hay trẻ trên 3 tháng tuổi đã ăn dặm được chưa? Vậy trẻ ăn dặm ở thời điểm nào là thích hợp nhất.
Chúng tôi sẽ trả lời cho các mẹ các câu hỏi trên qua bài viết này.

I.Thời điểm nào là thích hợp nhất cho bé ăn dặm?

Một vài mẹ vẫn quan niệm rằng cho trẻ từ 2 tháng tuổi ăn dặm cho chóng nhớn, có sao đâu, giờ nó vẫn lớn như thổi… và với mong muốn bé nhà mình sẽ khỏe mạnh và cứng cáp, khá nhiều mẹ cho bé ăn dặm rất sớm. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bé.
Thời điểm trước 3 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa tiết đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Vì thế, nếu cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng dễ làm trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy… Đồng thời, do bé ăn no bụng nên lượng sữa bú được cũng sẽ giảm đi khiến cho bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất. Bé ăn dặm quá sớm sẽ bị nôn trớ, rối loại tiêu hóa (phân sống, tiêu chảy)… tệ hơn nữa là sẽ khiến bé chán ăn, bỏ ăn, chậm lớn.
Khoảng trên 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé mới tiết ra enzyme tiêu hóa tinh bột và carbonhydrate (thành phần chính của bột ăn dặm). Tuy nhiên, thời điểm này cũng chưa phải là giai đoạn thích hợp nhất để mẹ cho bé ăn dặm. Bởi vì, trước 6 tháng tuổi cơ thể bé rất khó hấp thụ chất béo, protein và hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Nếu cho bé ăn dặm ngay có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bé, gây suy thận và tạo nguy cơ dị ứng thức ăn.

Các chuyên gia cho rằng: từ 4-6 tháng tuổi là thời điểm vàng để trẻ ăn dặm
Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng: thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm tốt nhất là lúc 4-6 tháng, khi chức năng tiêu hóa của ruột  đang dần dần hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Trong 6 tháng đầu, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển trong gian đoạn này. Mặt khác, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, thời điểm vàng cho ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.
Sự phát triển của các bé là không đồng đều nên không phải bé nào cũng có thời điểm ăn dặm giống nhau. Vì vậy các mẹ hãy theo dõi những dấu hiệu thèm ăn dặm của trẻ để đáp ứng nhu cầu ăn dặm của trẻ được kịp thời, giúp bé bổ sung dưỡng chất cũng như tập làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa được dễ dàng hơn.
Ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt hơn
Hãy kiếm cho mình một chiếc máy hấp xay nấu bữa ăn cho bé đi các mẹ đặc biệt là máy xay hấp babycook duo để được nhận một số ưu đãi nhé.

II.Các dấu hiệu báo hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm

Dựa vào dấu hiệu thèm ăn ở trẻ:

Trong các tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn nhiều, khoảng 2-3 giờ/lần. Tuy nhiên, khi sắp đạt mốc 6 tháng tuổi, thói quen ăn uống của trẻ dần ổn định hơn, khoảng cách mỗi bữa ăn thưa dần, khối lượng thức ăn tăng lên.
Vào thời gian này, nếu mẹ phát hiện thấy bé thường xuyên đói, dù mới vừa bú xong, hoặc vẫn bú đủ và no như thường ngày. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy bé đang bắt đầu muốn ăn thêm món khác, giúp bé no lâu hơn.

Trằn trọc khó ngủ vào ban đêm:

Trẻ nhỏ có cữ ăn đêm chủ yếu vào 2,3 tháng đầu đời, sau đó thưa dần. Tuy nhiên, khi trẻ gần được 6 tháng tuổi, nếu bạn thấy bé lặp lại việc đòi ăn đêm, hay tự nhiên trằn trọc khó ngủ, đây cũng là dấu hiệu đáng lưu ý vào thời điểm bé cần bổ sung ăn dặm giúp trẻ no lâu và yên tâm đi ngủ. Ở thời điểm này, trẻ đang có nhu cầu bổ sung thêm nguồn thực phẩm có thể giúp trẻ ngủ thẳng giấc và không bị cơn đói cồn cào làm phiền giữa đêm.

Ánh mắt của bé con:

Mỗi lần chuẩn bị nấu ăn hay đang dùng bữa cùng cả nhà, bạn cảm thấy như có ai đó đang theo dõi? Không ai khác, đó chính là ánh mắt thèm thuồng của nhóc nhỏ trong nhà. Bất cứ một cử động nào của mẹ trong lúc ăn uống đều được bé theo dõi rất nhiệt tình. Lúc này, mẹ có thể sẽ cảm thấy rất tội nghiệp cho con vì thèm nhưng không ăn được gì. Dấu hiệu này cũng đáng để lưu ý mẹ nhé!
Cái miệng “tắc lẻm” thèm ăn



Một trong những cách hay và thú vị nhất đó là thử độ sẵn sàng của bé với chiếc muỗng. Đưa muỗng gần miệng trẻ, nếu bé cố gắng mở miệng thay vì dùng phản xạ của trẻ sơ sinh và đẩy muỗng ra, điều này đồng nghĩa bé muốn ăn dặm lắm rồi.
Babycookbeaba sẵn sàng cùng bạn tạo bữa ăn ngon cho bé.
Bạn hãy xem thêm các bài tin tức khác: Babycookbeabablog.blogspot.com.

Nhận xét